Theo thống kê, có tới hơn 2000 vệ tinh nhân tạo đang hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất. Vào cuối vòng đời, phần lớn những vệ tinh này có kết cục khá giống nhau: Bị dừng hoạt động, trước khi bốc cháy hoàn toàn khi rơi trở lại Trái Đất.
Tuy nhiên, bạn có thể rất bất ngờ khi biết rằng có tới hàng nghìn vệ tinh đã hỏng nhưng vẫn lơ lửng đâu đó trên quỹ đạo. Người ta gọi đây là những vệ tinh ‘xác sống’ - không còn được sử dụng, nhưng cũng chưa chết hẳn.
Có tới hàng nghìn vệ tinh 'xác sống' vẫn đang bay quanh Trái Đất
" Hầu hết vệ tinh ‘xác sống’ là những vệ tinh không còn thuộc quyền kiểm soát của con người, hoặc đã hư hỏng ở mức độ nào đó ", Scott Tilley, một nhà thiên văn học nghiệp dư ở Canada cho biết.
Mặc dù không được đào tạo bài bản trong mảng thiên văn vũ trụ, Scott Tilley có niềm đam mê bất tận với công việc săn tìm những vệ tinh ‘xác sống’.
Vào năm 2018, Scott Tilley đã trở nên nổi tiếng khi tìm thấy tín hiệu từ IMAGE – một vệ tinh của NASA vốn đã ‘mất tích’ từ năm 2005. Được phóng lên hồi năm 2000, IMAGE có chức năng nghiên cứu cũng như theo dõi sự tác động của gió Mặt Trời tới từ quyển của Trái Đất. Với sự giúp đỡ của Tilley, NASA đã có thể thiết lập lại liên lạc với tàu thăm dò này sau 13 năm mất tín hiệu liên lạc.
Nhà thiên văn học nghiệp dư Scott Tilley
Sau thành công trên, Scott Tilley tiếp tục tìm kiếm công cuộc tìm kiếm những vệ tinh ‘xác sống’ có phiên dịch tuổi đời còn lâu hơn IMAGE.
" Vệ tinh ‘xác sống’ lâu đời nhất tôi từng thấy là Transit 5B-B. Nó được phóng lên quỹ đạo vào năm 1965 ", ông cho biết. Đây là một vệ tinh dẫn đường chạy bằng năng lượng hạt nhân của hải quân Mỹ. Nó hiện vẫn đang bay quanh Trái Đất ở quỹ đạo cực. Mặc dù đã bị ‘lãng quên’ từ lâu bởi những người vận hành, nhưng nhà thiên văn học nghiệp dư vẫn rất hứng thú với Transit 5B-B mỗi khi nó bay qua 2 vùng cực của Trái Đất.
Phát hiện vệ tinh xác sống ngừng hoạt động gần 50 năm
Gần đây nhất, Scott Tilley đã phát hiện tín hiệu từ một vệ tinh xác sống đã ngừng hoạt động được gần 50 năm, có tên gọi LES-5. Được chế tạo bởi Phòng thí nghiệm Lincoln của Viện Công nghệ Massachusetts, LES-5 được phóng lên quỹ đạo vào năm 1967 để thử nghiệm công nghệ truyền hình vệ tinh.
Vào năm 1972, LES-5 chính thức ngừng hoạt động và được điều khiển để đi vào ‘quỹ đạo nghĩa trang’, nằm ở độ cao 700-1.000km so với mặt nước biển. Đây là nơi ‘an nghỉ’ của các vệ tinh vào cuối vòng đời, nhằm tránh xảy ra va chạm với các vệ tinh vẫn đang hoạt động ở quỹ đạo thấp hơn.
Vệ tinh LES-5 trước khi được phóng lên quỹ đạo vào năm 1967
Mặc dù đã bị ‘lãng quên’ hàng chục năm nay, tuy nhiên theo Scott Tilley, các tấm pin năng lượng mặt trời của LES-5 vẫn có thể tạo ra điện, giúp hệ thống ăng ten của vệ tình này thu phát tín hiệu bình thường.
Được biết, trong quá trình tìm kiếm LES-5, Scott Tilley đã tìm thấy một bài báo ghi rõ tần số vô tuyến hiện được vệ tinh này sử dụng. Từ manh mối này, Scott Tilley quyết định tìm cách kết nối với ăng ten UHF của LES-5.
"Để thực hiện điều này, tôi phải lắp đặt ăng-ten, cũng như tìm kiếm các linh kiện, trang thiết bị cần thiết. Tất cả chúng cần có thời gian để thu thập và lắp ráp lại với nhau".
"Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là hệ thống thu phát tín hiệu của LES-5 vẫn còn hoạt động", ông cho biết. Thậm chí, nhà thiên văn học nghiệp dư này tin rằng rằng LES-5 vẫn có thể nhận được tín hiệu điều khiển từ mặt đất, biến nó trở thành vệ tinh lâu đời nhất vẫn còn hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh.
Về phía Viện Công nghệ Massachusetts – ‘cha đẻ’ của LES-5, đơn vị này vẫn đang thực hiện rất nhiều dự án tuyệt mật cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khi được trang NPR liên lạc để hỏi việc liệu LES-5 liệu còn có thể nhận tín hiệu điều khiển hay không, đại diện của viện nghiên cứu đã từ chối trả lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét